Giá vật liệu xây dựng tăng không chỉ ảnh hưởng đến nhà thầu xây dựng, mà doanh nghiệp cung cấp vật liệu xây dựng bao gồm xi măng và thép cũng lâm vào cảnh “kẻ khóc, người cười”.
Giá vật liệu xây dựng tăng cao
Theo thông tin từ các nhà thầu xây dựng, do giá vật liệu xây dựng tăng chóng mặt, các nhà thầu đang đứng trước tình cảnh kẻ khóc, người cười và có nguy cơ vỡ trận.

Hầu hết, các chủ đầu tư không phải vốn nhà nước hầu hết đều sử dụng loại hợp đồng đơn giá cố định và không điều chỉnh ở thời điểm ký. Không riêng gì đối với các nhà thầu ngay cả các công ty chuyên xây dựng nhà mặt phố biệt thự cũng gặp khó khăn vì giá vật liệu xây dựng tăng vọt.
Giá vật liệu xây dựng tăng cao, trng đó xi măng là ngành chịu ảnh hưởng trực tiếp của việc tăng giá than. Hiện giá than trong nước tăng bình quân từ 7 – 10%, dầu DO dùng để đốt khi mới sấy lò tăng giá trên 10% và hàng loạt phụ gia dùng trong sản xuất xi măng cũng tăng giá. Trong khi đó, giá than chiếm 40 – 45% giá thành sản xuất xi măng.

Chính vì vậy, từ ngày 25/10, giá xi măng đã tăng rất mạnh, trung bình từ 80.000 – 100.000 đồng/tấn và đang gây sốc cho thị trường vật liệu xây dựng.
Bên cạnh giá xi măng, từ đầu tháng 10 đến nay, nhiều doanh nghiệp thép đã điều chỉnh mức tăng giá bán khoảng 17.000 -192.000 đồng/kg tùy từng thương hiệu…
Cụ thể, giá thép cuộn CB240 của Tập đoàn Hòa Phát tại miền Bắc tăng 460 đồng/kg, hiện ở mức 16.770 đồng/kg. Thép cây D10 CB300 tăng 410 đồng/kg, lên mức 16.820 đồng/kg. Với thương hiệu thép Thái Nguyên tại miền Bắc, thép CB240 tăng 860 đồng/kg, lên mức 17.200 đồng/kg, thép D10CB300 tăng 260 đồng, lên mức 17.260 đồng/kg.

Thép cuộn CB240 thương hiệu Việt Đức tại miền Bắc cũng tăng thêm 250 đồng/kg, lên 16.950 đồng/kg; thép D10 CB300 tăng 200 đồng/kg, lên 17.200 đồng/kg.
Giá vật liệu xây dựng tăng nhảy ngược kẻ khóc, người cười
Thực tế cho thấy, giá vật liệu xây dựng tăng không chỉ ảnh hưởng đến nhà thầu xây dựng, mà doanh nghiệp cung cấp vật liệu xây dựng cũng lâm vào cảnh “kẻ khóc, người cười”, các công ty sản xuất xi măng “méo mặt” vì than tăng, trong khi công ty thép lại vượt kế hoạch cả năm “bằng lần” chỉ sau 9 tháng.
Ngoài ra các công ty đầu tư xây dựng cũng méo mặt với giá bán căn hộ. Đại diện một chủ đầu tư xây dựng nhà mặt phố ở Bình Dương cho biết: “Các dự án căn hộ của công ty ông thường bán hết khi đầu tư làm móng và nhận đặt cọc theo giai đoạn”. Đến nay, giá vật liệu xây dựng tăng nhanh đơn giá đặt cọc căn hộ cố định không đổi gây khó khăn cho công tác hoàn thiện.

Các công trình xây dựng dân dụng của nhà dân cũng méo mặt khi nhìn giá vật liệu xây dựng nhảy múa. Chi phí phát sinh cho một căn hộ không hề nhỏ khi giá thép, xi măng thi nhau tăng trong thời gian qua.

Thời điểm hiện tại kẻ hưởng lợi nhiều nhất có lẽ là các công ty và đại lý sắt thép. Trái ngược với kết quả kinh doanh ảm đạm của họ nhà xi măng, nhiều doanh nghiệp thép báo lãi lớn dù doanh thu giảm.
Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu xây dựng Việt Nam (VACC) Nguyễn Quốc Hiệp nhận định hiện nhà thầu xây dựng đều vấp phải khó khăn mà không có cách tháo gỡ do các chủ đầu tư không phải vốn nhà nước đa số đều sử dụng loại hợp đồng đơn giá cố định và không điều chỉnh ở thời điểm ký, trừ trường hợp bất khả kháng.
Thực tế là không chỉ các chủ đầu tư lớn mà ngay các nhà thầu xây dựng cũng đau đầu với bài toán vật liệu xây dựng tăng giá. Hiện đơn giá xây lắp đang bị đội cao hơn hẳn so với dự toán ban đầu, ảnh hưởng đến tổng mức đầu tư. Tuy nhiên, với sản phẩm bất động sản, tất cả chi phí này sẽ được tính vào giá bán và khách mua nhà phải “gánh.”